Truy cập

Hôm nay:
198
Hôm qua:
290
Tuần này:
1155
Tháng này:
8833
Tất cả:
651833

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG HÚT THUỐC LÁ 31/5/2020 TUẦN LỄ QUỐC GIA KHÔNG THUỐC LÁ 25-31/5/2020.

Ngày Thế giới không thuốc năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn chủ đề Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá. Nhằm thông tin tới cộng đồng tác hại của việc nghiện chất nicotine có trong các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điếu truyền thống cũng như các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng


* Các địa điểm cấm hút thuốc lá được quy định tại điều 11, 12 Luật phòng chống tác hại thuốc lá:

Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn

1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:

a) Cơ sở y tế;

b) Cơ sở giáo dục,trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

a) Nơi làm việc;

b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;

c) Địa điểm công cộng,trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12củaLuật này.

3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồmô, tàu bay, tàu điện.

Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

1.Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lábao gồm:

a) Khu vực cách ly của sân bay;

b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

2.Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sauđây:

a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;

c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.

* Nêu cáo trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người đứng đầu địa điểm cấm hút thuốc lá trong việc tổ chức thực hiện quy định cấm hút thuốc và nêu cao vai trò gương mẫu không hút thuốc của người đứng đầu được quy định tại điều 6, 14 Luật phòng chống tác hại thuốc lá:

Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phươngtrong phòng, chống tác hại của thuốc lá

1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

3.Gương mẫu thực hiệnvà vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiệncác quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá

1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:

a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;

c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

2. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này;

b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượngcấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

* Trách nhiệm của người hút thuốc được quy định tại điều 13 Luật phòng chống tác hại thuốc lá:

Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá

1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.

3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh hô hấp….

Bỏ thuốc mang lại nhiều lợi ích như sau:

- Giảm đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quy.

- Giảm tỷ lệ bệnh phát nặng hơn và làm tăng sự thành công trong các ca phẫu thuật chữa bệnh ở các bệnh mạch vành.

- Giảm tỷ lệ suy giảm chức năng phổi và giảm ho đối với người bị bệnh viêm phế quản mạn tính. Ở những người trẻ mới hút thuốc, chức năng hoạt động của phổi sẽ tăng khi bỏ thuốc.

- Được hít thở bầu không khí trong lành.

- Hạn chế các nguy cơ cháy nổ do hút thuốc, tàn thuốc, giảm bớt chi phí cho vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Sẽ góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lịch sự, nêu cao tinh thần giữ gìn sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh không thuốc lá.

Phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe cộng đồng và vì tương lai con em chúng ta: Hãy nói không với thuốc lá.

Thu Hiền - Công chức VH-XH

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG HÚT THUỐC LÁ 31/5/2020 TUẦN LỄ QUỐC GIA KHÔNG THUỐC LÁ 25-31/5/2020.

Ngày Thế giới không thuốc năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn chủ đề Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá. Nhằm thông tin tới cộng đồng tác hại của việc nghiện chất nicotine có trong các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điếu truyền thống cũng như các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng


* Các địa điểm cấm hút thuốc lá được quy định tại điều 11, 12 Luật phòng chống tác hại thuốc lá:

Điều 11. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn

1. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:

a) Cơ sở y tế;

b) Cơ sở giáo dục,trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

2. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

a) Nơi làm việc;

b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;

c) Địa điểm công cộng,trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12củaLuật này.

3. Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồmô, tàu bay, tàu điện.

Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

1.Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lábao gồm:

a) Khu vực cách ly của sân bay;

b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

2.Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sauđây:

a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;

c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.

* Nêu cáo trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người đứng đầu địa điểm cấm hút thuốc lá trong việc tổ chức thực hiện quy định cấm hút thuốc và nêu cao vai trò gương mẫu không hút thuốc của người đứng đầu được quy định tại điều 6, 14 Luật phòng chống tác hại thuốc lá:

Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phươngtrong phòng, chống tác hại của thuốc lá

1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

3.Gương mẫu thực hiệnvà vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiệncác quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá

1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:

a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;

c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

2. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này;

b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượngcấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

* Trách nhiệm của người hút thuốc được quy định tại điều 13 Luật phòng chống tác hại thuốc lá:

Điều 13. Nghĩa vụ của người hút thuốc lá

1. Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

2. Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.

3. Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích lũy lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh hô hấp….

Bỏ thuốc mang lại nhiều lợi ích như sau:

- Giảm đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quy.

- Giảm tỷ lệ bệnh phát nặng hơn và làm tăng sự thành công trong các ca phẫu thuật chữa bệnh ở các bệnh mạch vành.

- Giảm tỷ lệ suy giảm chức năng phổi và giảm ho đối với người bị bệnh viêm phế quản mạn tính. Ở những người trẻ mới hút thuốc, chức năng hoạt động của phổi sẽ tăng khi bỏ thuốc.

- Được hít thở bầu không khí trong lành.

- Hạn chế các nguy cơ cháy nổ do hút thuốc, tàn thuốc, giảm bớt chi phí cho vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Sẽ góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lịch sự, nêu cao tinh thần giữ gìn sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh không thuốc lá.

Phòng chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe cộng đồng và vì tương lai con em chúng ta: Hãy nói không với thuốc lá.

Thu Hiền - Công chức VH-XH

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC