Truy cập

Hôm nay:
333
Hôm qua:
254
Tuần này:
1544
Tháng này:
9222
Tất cả:
652222

Lộ trình dừng công nghệ 2G, phổ cập điện thoại thông minh thúc đẩy kinh tế số, xã hội số

Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua, các lỗ hổng bảo mật của mạng 2G đã và đang bị tội phạm mạng khai thác ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng phát tán tin nhắn rác và lừa đảo qua tin nhắn. Không chỉ vậy, 2G cũng là nguyên nhân cản trở việc triển khai những kết nối di động mạnh mẽ hơn như 4G/5G/6G. Do đó, việc tắt sóng 2G là cần thiết.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông giấy phép tần số cấp cho mạng 2G, 3G sẽ hết hạn vào tháng 9/2024. Chính vì vậy, Bộ sẽ triển khai quy hoạch lại và tần số này sẽ không phục vụ cho máy 2G Only.

Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia. Nhờ đó hệ thống mạng 4G sẽ được cải thiện chất lượng, tối ưu chi phí vận hành và khai thác, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt là phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh đến từng người dân Việt Nam.

Theo các chuyên gia, tắt sóng 2G sẽ là cuộc cách mạng để thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số... một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn. Khi 100% người dân sử dụng smartphone sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều hơn, nhà mạng có thêm doanh thu và cơ hội phát triển mới.

Người dân có thắc mắc và khiếu nại về máy điện thoại 2G không được kết nối mạng có thể gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp di động để được hỗ trợ, hướng dẫn.

Với mục tiêu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số và hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số, UBND phường Ba Đình kêu gọi người dân sử dụng điện thoại thông minh để được tiếp cận nhanh với môi trường số, dịch vụ trên băng rộng di động.

Thu Hiền - Công chức Văn hóa

Lộ trình dừng công nghệ 2G, phổ cập điện thoại thông minh thúc đẩy kinh tế số, xã hội số

Mạng truyền sóng 2G là công nghệ di động được phát triển ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua, các lỗ hổng bảo mật của mạng 2G đã và đang bị tội phạm mạng khai thác ngày càng nhiều, đặc biệt là tình trạng phát tán tin nhắn rác và lừa đảo qua tin nhắn. Không chỉ vậy, 2G cũng là nguyên nhân cản trở việc triển khai những kết nối di động mạnh mẽ hơn như 4G/5G/6G. Do đó, việc tắt sóng 2G là cần thiết.

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông giấy phép tần số cấp cho mạng 2G, 3G sẽ hết hạn vào tháng 9/2024. Chính vì vậy, Bộ sẽ triển khai quy hoạch lại và tần số này sẽ không phục vụ cho máy 2G Only.

Mục tiêu của việc tắt hoàn toàn sóng 2G là để tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia. Nhờ đó hệ thống mạng 4G sẽ được cải thiện chất lượng, tối ưu chi phí vận hành và khai thác, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt là phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh đến từng người dân Việt Nam.

Theo các chuyên gia, tắt sóng 2G sẽ là cuộc cách mạng để thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số... một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn. Khi 100% người dân sử dụng smartphone sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều hơn, nhà mạng có thêm doanh thu và cơ hội phát triển mới.

Người dân có thắc mắc và khiếu nại về máy điện thoại 2G không được kết nối mạng có thể gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp di động để được hỗ trợ, hướng dẫn.

Với mục tiêu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số và hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số, UBND phường Ba Đình kêu gọi người dân sử dụng điện thoại thông minh để được tiếp cận nhanh với môi trường số, dịch vụ trên băng rộng di động.

Thu Hiền - Công chức Văn hóa

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC