Truy cập

Hôm nay:
216
Hôm qua:
254
Tuần này:
1427
Tháng này:
9105
Tất cả:
652105

Động Cửa Buồng - Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia

Hệ thống Động Cửa Buồng - Với giá trị là một danh thắng cấp Quốc gia, một địa danh lịch sử. Nơi đây đã in dấu ấn của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ khi dừng chân tại vùng đất Biện Sơn để chiêu binh, luyện tướng, chuẩn bị cho cuộc tiến công ra Thăng Long, tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu 1789 …

Hệ thống Động Cửa Buồng - Với giá trị là một danh thắng cấp Quốc gia, một địa danh lịch sử. Nơi đây đã in dấu ấn của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ khi dừng chân tại vùng đất Biện Sơn để chiêu binh, luyện tướng, chuẩn bị cho cuộc tiến công ra Thăng Long, tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu 1789.

Chuyện xưa kể lại, vào đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân 1788, tại vùng đất Bỉm Sơn, hoàng đế Quang Trung đã ra lệnh chia thành 5 đạo quân thần tốc tiến ra thành Thăng Long. Hoàng đế Quang Trung hẹn ba quân đúng ngày mùng 7 Tết nguyên đán Kỷ Dậu 1789 sẽ quét sạch quân Thanh ra khỏi Thăng Long, và quân Tây Sơn sẽ ăn tết ở thành Thăng Long.

Nhưng sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, 5 cánh quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Và vào đúng trưa mùng 5 tết Kỷ Dậu, hoàng đế Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự hân hoan chào đón của Nhân dân Bắc Hà.

Hơn 2 thập kỷ đi qua, mảnh đất này vẫn còn vang vọng và in nhiều dấu ấn của người anh hùng áo vải đã làm nên kỳ tích mãi khắc ghi.

Về với Bỉm Sơn, mọi người không quên đến tham quan và dâng hương động Cửa Buồng. Về đây du khách được thưởng ngoạn không gian bao la, núi non trùng điệp và hệ thống hang động kỳ thú: động Trình, động Đào Nguyên, động Cô Tiên, động Người Xưa và Quang Trung tối Linh động. Mỗi hang động đều có kỳ bí riêng. Động Trình: Cửa động cao hơn mặt đất chừng 15m. Du khách vào động phải men theo lối mòn được tạo bởi nhiều bậc đá. Trước cửa động là 2 nhũ đá rất lớn buông xuống như 2 bức mành che chắn lòng động. Trong lòng động rộng chừng 40m2, tạo sự kín đáo, trang nghiêm. Tương truyền vào cuối năm 1788, khi Hoàng Đế Quang Trung cùng Đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc hội quân với Đại tư đồ Ngô Văn Sở, Học sĩ Ngô Thì Nhậm, Nội Hầu Ninh Tốn đã rút lui khỏi thành Thăng long về đây lập phòng tuyến Tam điệp Biện Sơn.

Động Trình vừa đẹp, vừa rộng và kín đáo đã được Vua Quang Trung chọn làm nơi để hội họp các tướng lĩnh bàn kế sách chuẩn bị cho cuộc tiến công thần tốc ra Thăng Long.

Tiếp đó là động Đào Nguyên, nằm cách động Trình khoảng 400m, nốibởi một con hẻm dài, cửa động cao hơn mặt đất 17m. Muốn vào động phải đi theo một hẻm đá rộng. Tại đây chúng ta chứng kiến nhiều nhũ đá như hình voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh, nhất là các nhũ đá có hình Đức Phật ngồi uy nghiêm. Đi tiếp vào trong là hang thứ 2, ở đây thiên nhiên đã kiến tạo một chiếc bàn bằng phẳng rộng chừng 3m2với nhiều nhũ đá hình cây đèn, bát hương, cột nến... Tương truyền tại bàn đá này từ xưa dân đã lập ban thờ để tôn thờ thần Cao Sơn, Cao Các - những vị thần núi đang ngự trị cai quản của các núi thiêng, trong đó mang tính khí của đất nước. Điều đó thể hiện mong muốn ở vị thần núi một sức mạnh lạ kỳ giúp dân, bảo vệ cuộc sống cho dân được thanh bình, mùa màng tốt tươi, mọi người ấm no, hạnh phúc...

Di chuyển từ khu vực ngã ba động Đào Nguyên, du khách sẽ lách qua các khe núi khá hẹp để đi đến động Người Xưa ở phía bên phải, và động Cô Tiên nằm ở phía bên trái. Đây là hai động có nhiều cảnh đẹp, và có thể phóng tầm mắt quan sát được nhiều khung cảnh xung quanh.

Điểm đến cuối cùng là Quang Trung tối linh động. Để đến được động này, du khách phải băng qua một đoạn đường hiểm trở, gập ghềnh. Tương truyền, đây là nơi Hoàng đế Quang Trung khi xưa lập đàn tế trời đất và cầu thần linh phù trợ cho vua tôi nhà Tây Sơn hành quân thần tốc ra Thăng Long đánh đuổi quân Thanh xâm lược giành thắng lợi.

z5266235955602_c33e8a36c710d04fecd9e1ecb90867fe.jpg

Hình ảnh tại Quang Trung tối linh động

Với truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Ba Đình đã quan tâm, bảo tồn khu di tích động Cửa Buồng trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, phục vụ đời sống tinh thần, phát triển, phát huy hiệu quả tiềm năng du lịch.
z4171983594327_e94f86b511584f7aaaee0f2f6ff2b518.jpg

z4171983601975_288f0f68e45bbd9f460a83a6efb30171.jpg

z5266237180821_927d9ef911f123243daee5e90b894201.jpg

z5266237421524_b94547dad5078e8a65790610957bab2d.jpg









Ban tổ chức Lễ dâng hương Động Cửa Buồng phường Ba Đình, trân trọng thông báo đến Cán bộ, Đảng viên và Nhân dân trong toàn phường chương trình tổ chức Lễ dâng hương Động Cửa Buồng năm 2024 cụ thể như sau:

1. Nội dung, chương trình:

- Ổn định tổ chức, giới thiệu đại biểu.

- Lễ dâng hương.

- Khai mạc và báo cáo tóm tắt lịch sử Vua Quang Trung.

- Đánh trống thỉnh cầu.

- Thực hiên nghi Lễ tế Thần Linh và Vua Quang Trung.

- Chương trình múa Lân

- Chương trình văn nghệ.

- Lễ bái tạ và hoàn tất chính lễ.

- Du khách đi thăm quan các Động.

2. Thời gian: 8 giờ 30 phút, ngày 28/3/2024 (Tức ngày 19/2 năm Giáp Thìn)

3. Địa điểm: Tại khu Di tích Lịch sử - Danh thắng Động Cửa Buồng: Tổ 3, Khu phố 10, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn.

Vậy Ban tổ chức Lễ dâng hương Động Cửa Buồng năm 2024 trân trọng thông báo đến toàn thể Bà con Nhân dân.

Động Cửa Buồng - Di tích lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia

Hệ thống Động Cửa Buồng - Với giá trị là một danh thắng cấp Quốc gia, một địa danh lịch sử. Nơi đây đã in dấu ấn của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ khi dừng chân tại vùng đất Biện Sơn để chiêu binh, luyện tướng, chuẩn bị cho cuộc tiến công ra Thăng Long, tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu 1789 …

Hệ thống Động Cửa Buồng - Với giá trị là một danh thắng cấp Quốc gia, một địa danh lịch sử. Nơi đây đã in dấu ấn của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ khi dừng chân tại vùng đất Biện Sơn để chiêu binh, luyện tướng, chuẩn bị cho cuộc tiến công ra Thăng Long, tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược vào đầu năm Kỷ Dậu 1789.

Chuyện xưa kể lại, vào đêm 30 tháng Chạp năm Mậu Thân 1788, tại vùng đất Bỉm Sơn, hoàng đế Quang Trung đã ra lệnh chia thành 5 đạo quân thần tốc tiến ra thành Thăng Long. Hoàng đế Quang Trung hẹn ba quân đúng ngày mùng 7 Tết nguyên đán Kỷ Dậu 1789 sẽ quét sạch quân Thanh ra khỏi Thăng Long, và quân Tây Sơn sẽ ăn tết ở thành Thăng Long.

Nhưng sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, 5 cánh quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Và vào đúng trưa mùng 5 tết Kỷ Dậu, hoàng đế Quang Trung tiến vào thành Thăng Long trong sự hân hoan chào đón của Nhân dân Bắc Hà.

Hơn 2 thập kỷ đi qua, mảnh đất này vẫn còn vang vọng và in nhiều dấu ấn của người anh hùng áo vải đã làm nên kỳ tích mãi khắc ghi.

Về với Bỉm Sơn, mọi người không quên đến tham quan và dâng hương động Cửa Buồng. Về đây du khách được thưởng ngoạn không gian bao la, núi non trùng điệp và hệ thống hang động kỳ thú: động Trình, động Đào Nguyên, động Cô Tiên, động Người Xưa và Quang Trung tối Linh động. Mỗi hang động đều có kỳ bí riêng. Động Trình: Cửa động cao hơn mặt đất chừng 15m. Du khách vào động phải men theo lối mòn được tạo bởi nhiều bậc đá. Trước cửa động là 2 nhũ đá rất lớn buông xuống như 2 bức mành che chắn lòng động. Trong lòng động rộng chừng 40m2, tạo sự kín đáo, trang nghiêm. Tương truyền vào cuối năm 1788, khi Hoàng Đế Quang Trung cùng Đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc hội quân với Đại tư đồ Ngô Văn Sở, Học sĩ Ngô Thì Nhậm, Nội Hầu Ninh Tốn đã rút lui khỏi thành Thăng long về đây lập phòng tuyến Tam điệp Biện Sơn.

Động Trình vừa đẹp, vừa rộng và kín đáo đã được Vua Quang Trung chọn làm nơi để hội họp các tướng lĩnh bàn kế sách chuẩn bị cho cuộc tiến công thần tốc ra Thăng Long.

Tiếp đó là động Đào Nguyên, nằm cách động Trình khoảng 400m, nốibởi một con hẻm dài, cửa động cao hơn mặt đất 17m. Muốn vào động phải đi theo một hẻm đá rộng. Tại đây chúng ta chứng kiến nhiều nhũ đá như hình voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh, nhất là các nhũ đá có hình Đức Phật ngồi uy nghiêm. Đi tiếp vào trong là hang thứ 2, ở đây thiên nhiên đã kiến tạo một chiếc bàn bằng phẳng rộng chừng 3m2với nhiều nhũ đá hình cây đèn, bát hương, cột nến... Tương truyền tại bàn đá này từ xưa dân đã lập ban thờ để tôn thờ thần Cao Sơn, Cao Các - những vị thần núi đang ngự trị cai quản của các núi thiêng, trong đó mang tính khí của đất nước. Điều đó thể hiện mong muốn ở vị thần núi một sức mạnh lạ kỳ giúp dân, bảo vệ cuộc sống cho dân được thanh bình, mùa màng tốt tươi, mọi người ấm no, hạnh phúc...

Di chuyển từ khu vực ngã ba động Đào Nguyên, du khách sẽ lách qua các khe núi khá hẹp để đi đến động Người Xưa ở phía bên phải, và động Cô Tiên nằm ở phía bên trái. Đây là hai động có nhiều cảnh đẹp, và có thể phóng tầm mắt quan sát được nhiều khung cảnh xung quanh.

Điểm đến cuối cùng là Quang Trung tối linh động. Để đến được động này, du khách phải băng qua một đoạn đường hiểm trở, gập ghềnh. Tương truyền, đây là nơi Hoàng đế Quang Trung khi xưa lập đàn tế trời đất và cầu thần linh phù trợ cho vua tôi nhà Tây Sơn hành quân thần tốc ra Thăng Long đánh đuổi quân Thanh xâm lược giành thắng lợi.

z5266235955602_c33e8a36c710d04fecd9e1ecb90867fe.jpg

Hình ảnh tại Quang Trung tối linh động

Với truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Ba Đình đã quan tâm, bảo tồn khu di tích động Cửa Buồng trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, phục vụ đời sống tinh thần, phát triển, phát huy hiệu quả tiềm năng du lịch.
z4171983594327_e94f86b511584f7aaaee0f2f6ff2b518.jpg

z4171983601975_288f0f68e45bbd9f460a83a6efb30171.jpg

z5266237180821_927d9ef911f123243daee5e90b894201.jpg

z5266237421524_b94547dad5078e8a65790610957bab2d.jpg









Ban tổ chức Lễ dâng hương Động Cửa Buồng phường Ba Đình, trân trọng thông báo đến Cán bộ, Đảng viên và Nhân dân trong toàn phường chương trình tổ chức Lễ dâng hương Động Cửa Buồng năm 2024 cụ thể như sau:

1. Nội dung, chương trình:

- Ổn định tổ chức, giới thiệu đại biểu.

- Lễ dâng hương.

- Khai mạc và báo cáo tóm tắt lịch sử Vua Quang Trung.

- Đánh trống thỉnh cầu.

- Thực hiên nghi Lễ tế Thần Linh và Vua Quang Trung.

- Chương trình múa Lân

- Chương trình văn nghệ.

- Lễ bái tạ và hoàn tất chính lễ.

- Du khách đi thăm quan các Động.

2. Thời gian: 8 giờ 30 phút, ngày 28/3/2024 (Tức ngày 19/2 năm Giáp Thìn)

3. Địa điểm: Tại khu Di tích Lịch sử - Danh thắng Động Cửa Buồng: Tổ 3, Khu phố 10, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn.

Vậy Ban tổ chức Lễ dâng hương Động Cửa Buồng năm 2024 trân trọng thông báo đến toàn thể Bà con Nhân dân.

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC