Truy cập

Hôm nay:
323
Hôm qua:
254
Tuần này:
1534
Tháng này:
9212
Tất cả:
652212

Tháng 2 về dâng hương động Cửa Buồng nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá, truyền thống

Di tích Lịch sử – Danh thắng Động Cửa Buồng nằm trong khu di tích Lịch sử – Danh thắng Thị xã Bỉm Sơn được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử xếp hạng cấp Quốc gia ngày 12/3/1993.

Di tích Lịch sử - Danh thắng Động Cửa Buồng nằm trong khu di tích Lịch sử - Danh thắng Thị xã Bỉm Sơn được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử xếp hạng cấp Quốc gia ngày 12/3/1993.

Nhằm phát huy giá trị di tích hàng năm UBND phường Ba Đình thường tổ chức Lễ dâng hương Động Cửa Buồng vào ngày 19/2 âm lịch, đây là 1/9 di tích nằm trong quần thể di tích cấp quốc gia ở thị xã Bỉm Sơn.
z4171983567942_1613b9460f5d378a06888bc56db0419b.jpg

Quần thể Di tích cấp quốc gia thuộc khu phố 10, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hoá) hằng năm tổ chức lễ hội vào 19/2 âm lịch.

Động Cửa Buồng nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 120km về hướng nam. Để di chuyển đến tham quan động Cửa Buồng, du khách đi từ hướng Hà Nội theo quốc lộ 1A đến địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn thì rẽ tay trái vào đường Lý Nhân Tông,đi khoảng 3km nữa là sẽ đến khu di tích lịch sử danh thắng Động Cửa Buồng.

Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, Bỉm Sơn xưa từng là đại bản doanh của triều Hồ Quý Ly chống quân Minh xâm lược vào năm 1407. Cũng chính vùng đất này động Cửa Buồng được nghĩa quân Tây Sơn Nguyễn Huệ - Quang Trung lập đàn tế cầu trời, đất, cầu thần linh phù hộ cho cuộc hành quân thần tốc tiến ra Bắc vào đêm 30 tháng chạp năm Mậu Thân 1788. Đại đế Quang Trung phát lệnh chia 5 đạo quân thần tốc tiến ra Thăng Long hẹn ba quân ngày mồng 7 tết sẽ quét sạch quân Thanh vào ăn Tết ở Thăng Long và sớm hơn dự kiến chỉ trong 6 ngày nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh và Triều Đình Vua Lê Chiêu thống bán nước vào trưa mồng 5 Tết trong sự chào đón của Nhân dân thành Thăng Long đầu năm Kỷ Dậu 1789.

Hệ thống hang động Cửa Buồng nằm trong quần thể di tích cấp quốc gia nằm trên hai dãy núi đá vôi Tượng Sơn có chiều cao khoảng 200m (dáng núi hình voi phục) và dãy núi Kỳ Sơn nơi đây được vua Quang Trung cắm cờ hiệu khi dừng chân.

Ngoài ra còn có suối Khởi Thuỷ nơi có dòng nước thanh mát và đặc biệt suối này quanh năm nước không bao giờ cạn người dân nơi đây ví như tinh thần quyết thắng của nghĩa quân Tây Sơn lúc bấy giờ. Hơn 2 thế kỷ đi qua mảnh đất này vẫn vang vọng và in dấu người anh hùng áo vải với những câu chuyện huyền thoại mang đậm chất nhân văn sâu sắc ở động Cửa Buồng.

Động đầu tiên khi tới thăm trong hệ thống động Cửa Buồng là động Trình, cửa động không quá cao rộng khoảng hơn 40m2 trước động có hai nhũ đá lớn như hai bức mành che. Tương truyền động Trình trước đây là nơi hội họp quan tướng bàn việc quân cơ vì thế mà nơi đây được gọi là động Trình.

z5266235955602_c33e8a36c710d04fecd9e1ecb90867fe.jpg

Đi khoảng 400m đến động Đào Nguyên là động có nhiều nhũ đá với nhiều hình dáng phong phú như: voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh, nhũ đá đức Phật ngồi uy nghiêm đi sâu vào bên trong còn có rất nhiều hang động nhỏ được nối bởi các đường dài thông nhau tạo lên một không gian kỳ vĩ sắc màu, mỗi động đều được lập bàn thờ để du khách đến tham quan, khám phá và dâng hương.

Trở về với tiếng vọng của tổ tiên, là hồn thiêng sông núi, là khát vọng ngàn đời của những người con đất việt, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của Nhân dân ta. Việc dâng hương tưởng nhớ đến vị anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ là thể hiện niềm tôn kính của Nhân dân ta với các thế hệ đi trước.

Với truyền thống đạo lý ':Uống nước nhớ nguồn" trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Ba Đình, ban quản lý di tích cấp Quốc gia thị xã cùng doanh nghiệp, nhà hảo tâm, đã đóng góp công đức bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hoá động Cửa Buồng, tôn tạo động, khuôn viên, đường vào động khang trang sạch đẹp trở thành nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh phục vụ đời sống tinh thần của Nhân dân.

Đến đây du khách không chỉ dâng hương vãn cảnh mà còn được hiểu thêm về lịch sử những giá trị truyền thống của ông cha ta, được hoà mình vào không gian bao la, núi non trùng điệp ngắm nhìn cả một hệ thống hang động kỳ vĩ như: động Trình, động Đào Nguyên, Cô Tiên, động Người xưa và Quang trung tối linh động, mỗi hang động đều ẩn chứa những vẻ đẹp, huyền bí khác nhau.

z4171983601975_288f0f68e45bbd9f460a83a6efb30171.jpg

z4171983842252_46e80be58a2dc4d68926887fa41b79d9.jpg

z4171983559006_07993400e7ec7f4fa90aa3f075192b9c.jpg



Hàng năm cứ đến ngày 19/2 âm lịch phường Ba Đình lại tổ chức Lễ dâng hương động Cửa Buồng, qua đó quảng bá được hình ảnh của địa phương, khai thác thế mạnh phát triển kinh tế du lịch, đây cũng là nơi giáo dục truyền thống lịch sử cho lớp lớp các thế hệ trẻ tương lai hiểu và gìn giữ giá trị lịch sử văn hoá của dân tộc.

z5266237180821_927d9ef911f123243daee5e90b894201.jpg

z5266237421524_b94547dad5078e8a65790610957bab2d.jpg

Thu Hiền - Công chức Văn hóa

Tháng 2 về dâng hương động Cửa Buồng nơi lưu giữ nét đẹp văn hoá, truyền thống

Di tích Lịch sử – Danh thắng Động Cửa Buồng nằm trong khu di tích Lịch sử – Danh thắng Thị xã Bỉm Sơn được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử xếp hạng cấp Quốc gia ngày 12/3/1993.

Di tích Lịch sử - Danh thắng Động Cửa Buồng nằm trong khu di tích Lịch sử - Danh thắng Thị xã Bỉm Sơn được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử xếp hạng cấp Quốc gia ngày 12/3/1993.

Nhằm phát huy giá trị di tích hàng năm UBND phường Ba Đình thường tổ chức Lễ dâng hương Động Cửa Buồng vào ngày 19/2 âm lịch, đây là 1/9 di tích nằm trong quần thể di tích cấp quốc gia ở thị xã Bỉm Sơn.
z4171983567942_1613b9460f5d378a06888bc56db0419b.jpg

Quần thể Di tích cấp quốc gia thuộc khu phố 10, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hoá) hằng năm tổ chức lễ hội vào 19/2 âm lịch.

Động Cửa Buồng nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 120km về hướng nam. Để di chuyển đến tham quan động Cửa Buồng, du khách đi từ hướng Hà Nội theo quốc lộ 1A đến địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn thì rẽ tay trái vào đường Lý Nhân Tông,đi khoảng 3km nữa là sẽ đến khu di tích lịch sử danh thắng Động Cửa Buồng.

Trong dòng chảy lịch sử dân tộc, Bỉm Sơn xưa từng là đại bản doanh của triều Hồ Quý Ly chống quân Minh xâm lược vào năm 1407. Cũng chính vùng đất này động Cửa Buồng được nghĩa quân Tây Sơn Nguyễn Huệ - Quang Trung lập đàn tế cầu trời, đất, cầu thần linh phù hộ cho cuộc hành quân thần tốc tiến ra Bắc vào đêm 30 tháng chạp năm Mậu Thân 1788. Đại đế Quang Trung phát lệnh chia 5 đạo quân thần tốc tiến ra Thăng Long hẹn ba quân ngày mồng 7 tết sẽ quét sạch quân Thanh vào ăn Tết ở Thăng Long và sớm hơn dự kiến chỉ trong 6 ngày nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh và Triều Đình Vua Lê Chiêu thống bán nước vào trưa mồng 5 Tết trong sự chào đón của Nhân dân thành Thăng Long đầu năm Kỷ Dậu 1789.

Hệ thống hang động Cửa Buồng nằm trong quần thể di tích cấp quốc gia nằm trên hai dãy núi đá vôi Tượng Sơn có chiều cao khoảng 200m (dáng núi hình voi phục) và dãy núi Kỳ Sơn nơi đây được vua Quang Trung cắm cờ hiệu khi dừng chân.

Ngoài ra còn có suối Khởi Thuỷ nơi có dòng nước thanh mát và đặc biệt suối này quanh năm nước không bao giờ cạn người dân nơi đây ví như tinh thần quyết thắng của nghĩa quân Tây Sơn lúc bấy giờ. Hơn 2 thế kỷ đi qua mảnh đất này vẫn vang vọng và in dấu người anh hùng áo vải với những câu chuyện huyền thoại mang đậm chất nhân văn sâu sắc ở động Cửa Buồng.

Động đầu tiên khi tới thăm trong hệ thống động Cửa Buồng là động Trình, cửa động không quá cao rộng khoảng hơn 40m2 trước động có hai nhũ đá lớn như hai bức mành che. Tương truyền động Trình trước đây là nơi hội họp quan tướng bàn việc quân cơ vì thế mà nơi đây được gọi là động Trình.

z5266235955602_c33e8a36c710d04fecd9e1ecb90867fe.jpg

Đi khoảng 400m đến động Đào Nguyên là động có nhiều nhũ đá với nhiều hình dáng phong phú như: voi chầu, hổ phục, đại bàng tung cánh, nhũ đá đức Phật ngồi uy nghiêm đi sâu vào bên trong còn có rất nhiều hang động nhỏ được nối bởi các đường dài thông nhau tạo lên một không gian kỳ vĩ sắc màu, mỗi động đều được lập bàn thờ để du khách đến tham quan, khám phá và dâng hương.

Trở về với tiếng vọng của tổ tiên, là hồn thiêng sông núi, là khát vọng ngàn đời của những người con đất việt, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của Nhân dân ta. Việc dâng hương tưởng nhớ đến vị anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ là thể hiện niềm tôn kính của Nhân dân ta với các thế hệ đi trước.

Với truyền thống đạo lý ':Uống nước nhớ nguồn" trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Ba Đình, ban quản lý di tích cấp Quốc gia thị xã cùng doanh nghiệp, nhà hảo tâm, đã đóng góp công đức bảo tồn khu di tích lịch sử - văn hoá động Cửa Buồng, tôn tạo động, khuôn viên, đường vào động khang trang sạch đẹp trở thành nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh phục vụ đời sống tinh thần của Nhân dân.

Đến đây du khách không chỉ dâng hương vãn cảnh mà còn được hiểu thêm về lịch sử những giá trị truyền thống của ông cha ta, được hoà mình vào không gian bao la, núi non trùng điệp ngắm nhìn cả một hệ thống hang động kỳ vĩ như: động Trình, động Đào Nguyên, Cô Tiên, động Người xưa và Quang trung tối linh động, mỗi hang động đều ẩn chứa những vẻ đẹp, huyền bí khác nhau.

z4171983601975_288f0f68e45bbd9f460a83a6efb30171.jpg

z4171983842252_46e80be58a2dc4d68926887fa41b79d9.jpg

z4171983559006_07993400e7ec7f4fa90aa3f075192b9c.jpg



Hàng năm cứ đến ngày 19/2 âm lịch phường Ba Đình lại tổ chức Lễ dâng hương động Cửa Buồng, qua đó quảng bá được hình ảnh của địa phương, khai thác thế mạnh phát triển kinh tế du lịch, đây cũng là nơi giáo dục truyền thống lịch sử cho lớp lớp các thế hệ trẻ tương lai hiểu và gìn giữ giá trị lịch sử văn hoá của dân tộc.

z5266237180821_927d9ef911f123243daee5e90b894201.jpg

z5266237421524_b94547dad5078e8a65790610957bab2d.jpg

Thu Hiền - Công chức Văn hóa

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC