Truy cập

Hôm nay:
185
Hôm qua:
288
Tuần này:
980
Tháng này:
25522
Tất cả:
642335

TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2020

Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2020 do Bộ Y tế phát động diễn ra từ 01/6 đến 30/6/2020 với chủ đề "Điều trị ARV sớm cho mẹ - Sức khỏe cho con"

Tháng Cao điểm năm 2020 nhằm hướng tới mục tiêu “Giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% vào năm 2020” đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, đồng thời nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai, đẩy mạnh các can thiệp và chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; theo dõi tải lượng HIV của phụ nữ nhiễm HIV có nhu cầu sinh con và phụ nữ mang thai nhiễm HIV, can thiệp kịp thời để tải lượng HIV đạt dưới ngưỡng ức chế (hoặc dưới ngưỡng phát hiện) để đảm bảo giảm tối đa tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

* Khi phụ nữ mang thai, phát hiện nhiễm HIV càng sớm và thực hiện can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ con ngay từ đầu thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Để bảo vệ thế hệ tương lai khỏi căn bệnh thế kỷ, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức của mình về đại dịch HIV/AIDS; mỗi cặp vợ chồng khi có kế hoạch sinh con cần tự nguyện tham gia thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV/AIDS. Phụ nữ bị nhiễm HIV khi có dấu hiệu mang thai nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám và quản lý thai nghén kịp thời. Ngay cả những phụ nữ chưa xác định tình trạng nhiễm HIV của mình, khi mang thai cũng cần đến các cơ sở y tế xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt để được tư vấn về cách phòng tránh lây nhiễm.

* Lợi ích của việc điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV:

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV mang lại nhiều lợi ích lâm sàng và dự phòng HIV, cải thiện tỷ lệ sống sót và giảm thiểu tỷ lệ nhiễm mới HIV ở cộng đồng.

ARV (Antiretroviral) là thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi-rút HIV trong cơ thể, có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm.

Lợi ích đầu tiên đó là giúp người nhiễm HIV hồi phục được hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, điều trị ARV sớm giúp người nhiễm HIV có cuộc sống bình thường như người khỏe mạnh không nhiễm bệnh, giúp người bệnh tiếp tục sống, học tập và lao động, không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thứ hai, giúp giảm chi phí thuốc men, chi phí khám, chữa bệnh và chi phí nằm viện, từ đó giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và ngành Y tế trong hoạt động điều trị và dự phòng. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị đồng nhiễm viêm gan B với HIV thì việc tiếp cận sớm với điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ARV cũng đồng thời có tác dụng điều trị ức chế vi-rút viêm gan B, ngăn chặn tiến triển của viêm gan B tới xơ gan và ung thư gan.

Điều trị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan vi-rút sang người khác như vợ chồng, bạn bè, con cái. Thuốc ARV được chứng minh giảm đến 96% nguy cơ lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV ở giai đoạn sớm và con của họ được dùng sữa ăn thay thế sữa mẹ thì tỷ lệ lây nhiễm có thể dưới 2%.

Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc kháng vi-rút ARV phải điều trị suốt đời, phải uống thuốc đều đặn hàng ngày, uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian và thực hiện chế độ ăn phù hợp với từng loại thuốc được sử dụng, tránh ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc. Không sử dụng rượu bia cùng với thuốc để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn. Tiếp cận sớm với điều trị ARV, sử dụng phác đồ đúng và tuân thủ điều trị tốt sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài.

Trong suốt quá trình điều trị, cần phải luôn thực hiện phòng tránh lây nhiễm HIV cho cộng đồng bằng việc không sử dụng chung bơm kim tiêm và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tập luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội…

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tạo cơ hội cho phụ nữ mang thai tiếp cận sớm các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, góp phần thực hiện thành công mục tiêu loại trừ việc lây truyền HIV từ mẹ sang con hoàn toàn có thể đạt được khi mỗi thành viên trong gia đình có kiến thức hiểu biết về dịch HIV và sự thông cảm, sẻ chia của toàn xã hội.

Thu Hiền - Công chức VH-XH

TRIỂN KHAI THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2020

Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2020 do Bộ Y tế phát động diễn ra từ 01/6 đến 30/6/2020 với chủ đề "Điều trị ARV sớm cho mẹ - Sức khỏe cho con"

Tháng Cao điểm năm 2020 nhằm hướng tới mục tiêu “Giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% vào năm 2020” đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, đồng thời nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, vợ của những người nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có hành vi nguy cơ cao về lợi ích của xét nghiệm HIV sớm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sớm; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội trong dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai, cung cấp thuốc ARV cho phụ nữ nhiễm HIV bao gồm phụ nữ nhiễm HIV mang thai, đẩy mạnh các can thiệp và chất lượng các dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; theo dõi tải lượng HIV của phụ nữ nhiễm HIV có nhu cầu sinh con và phụ nữ mang thai nhiễm HIV, can thiệp kịp thời để tải lượng HIV đạt dưới ngưỡng ức chế (hoặc dưới ngưỡng phát hiện) để đảm bảo giảm tối đa tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

* Khi phụ nữ mang thai, phát hiện nhiễm HIV càng sớm và thực hiện can thiệp dự phòng lây truyền từ mẹ con ngay từ đầu thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Để bảo vệ thế hệ tương lai khỏi căn bệnh thế kỷ, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức của mình về đại dịch HIV/AIDS; mỗi cặp vợ chồng khi có kế hoạch sinh con cần tự nguyện tham gia thực hiện tư vấn, xét nghiệm HIV/AIDS. Phụ nữ bị nhiễm HIV khi có dấu hiệu mang thai nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám và quản lý thai nghén kịp thời. Ngay cả những phụ nữ chưa xác định tình trạng nhiễm HIV của mình, khi mang thai cũng cần đến các cơ sở y tế xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt để được tư vấn về cách phòng tránh lây nhiễm.

* Lợi ích của việc điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV:

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV mang lại nhiều lợi ích lâm sàng và dự phòng HIV, cải thiện tỷ lệ sống sót và giảm thiểu tỷ lệ nhiễm mới HIV ở cộng đồng.

ARV (Antiretroviral) là thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi-rút HIV trong cơ thể, có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm.

Lợi ích đầu tiên đó là giúp người nhiễm HIV hồi phục được hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc những bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, điều trị ARV sớm giúp người nhiễm HIV có cuộc sống bình thường như người khỏe mạnh không nhiễm bệnh, giúp người bệnh tiếp tục sống, học tập và lao động, không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Thứ hai, giúp giảm chi phí thuốc men, chi phí khám, chữa bệnh và chi phí nằm viện, từ đó giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và ngành Y tế trong hoạt động điều trị và dự phòng. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân bị đồng nhiễm viêm gan B với HIV thì việc tiếp cận sớm với điều trị bằng thuốc kháng vi-rút ARV cũng đồng thời có tác dụng điều trị ức chế vi-rút viêm gan B, ngăn chặn tiến triển của viêm gan B tới xơ gan và ung thư gan.

Điều trị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan vi-rút sang người khác như vợ chồng, bạn bè, con cái. Thuốc ARV được chứng minh giảm đến 96% nguy cơ lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng ARV ở giai đoạn sớm và con của họ được dùng sữa ăn thay thế sữa mẹ thì tỷ lệ lây nhiễm có thể dưới 2%.

Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc kháng vi-rút ARV phải điều trị suốt đời, phải uống thuốc đều đặn hàng ngày, uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian và thực hiện chế độ ăn phù hợp với từng loại thuốc được sử dụng, tránh ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc. Không sử dụng rượu bia cùng với thuốc để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn. Tiếp cận sớm với điều trị ARV, sử dụng phác đồ đúng và tuân thủ điều trị tốt sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài.

Trong suốt quá trình điều trị, cần phải luôn thực hiện phòng tránh lây nhiễm HIV cho cộng đồng bằng việc không sử dụng chung bơm kim tiêm và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tập luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động xã hội…

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tạo cơ hội cho phụ nữ mang thai tiếp cận sớm các dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, góp phần thực hiện thành công mục tiêu loại trừ việc lây truyền HIV từ mẹ sang con hoàn toàn có thể đạt được khi mỗi thành viên trong gia đình có kiến thức hiểu biết về dịch HIV và sự thông cảm, sẻ chia của toàn xã hội.

Thu Hiền - Công chức VH-XH

CÔNG KHAI DANH MỤC TTHC